Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Có thai lại ngay sau khi hút thai lưu phải làm sao?

Có thai lại ngay sau khi hút thai lưu là hiện tượng bình thường vì sau khi bỏ thai chị em phụ nữ rất dễ mang thai trở lại nếu như không lưu ý đến các biện pháp bảo vệ an toàn.

Xem thêm: nipt là gì


Có thai lại ngay sau khi hút thai lưu phải làm sao?

Trong trường hợp này, nếu như hai vợ chồng bạn muốn giữ lại đứa bé hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi thì bạn cần tiến hành thăm khám và kiếm tra tổng quan tình trạng sức khỏe của cả thai nhi và thai phụ. 

Khi thăm khám các bác sĩ sẽ là người nắm chắc tất cả các vấn đề và chỉ định cho bạn hướng xử lý tốt nhất kể cả trong trường hợp không muốn giữ lại thai nhi.


Phòng khám đa khoa là một trong những cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ hàng đầu đã từng công tác rất nhiều năm tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội như: bệnh viện phụ sản Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai… 

Bên cạnh đó là cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ và hiện đại đáp ứng cho nhu cầu thăm khám và chữa bệnh kịp thời.

Sau khi hút thai lưu bao lâu thì nên có thai trở lại?

“ Chào bác sĩ, hiện giờ cháu đang rất băn khoăn vì mới phát hiện có thai lại ngay sau khi hút thai lưu vì vợ chồng quá bất cẩn và chủ quan trong việc sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ và cũng không biết sau khi khi bỏ thai thì khả năng dính bầu lại rất cao. Cháu nên làm sao trong hoàn cảnh này? Mong bác sĩ giúp đỡ”.


(Lưu Minh Hà – 25 tuổi – Hà Nội)

Chào Minh Hà!

Trước tiên các bác sĩ xin được gửi lời cảm ơn đến bạn vì đã tín nhiệm và lựa chọn phòng khám là nơi để chia sẻ những thắc mắc của mình. Sau đây các bác sĩ của phòng khám sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể hơn về băn khoăn này.

Các bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết: sau khi hút thai lưu cơ thể của chị em phụ nữ phải chịu một tổn thương khá lớn, cùng với đó là cả những tổn thương về tinh thần chính vì thế cần có một khoảng thời gian nhất định để hồi phục sức khỏe.


Có thai lại ngay sau khi hút thai lưu phải làm sao?

Rất nhiều chị em quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và phòng tránh thai sau khi bỏ thai thế nhưng đây chỉ là một bộ phận khá nhỏ còn phần lớn các chị em khá chủ quan về vấn đề này.
Sau khi hút thai lưu bao lâu thì nên có thai trở lại?

Chị em phụ nữ chỉ có thể mang thai trở lại khi chu kì kinh nguyệt xuất hiện. Và tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của mỗi người mà chu kì kinh nguyệt có thể trở lại nhanh hoặc chậm.

Thông thường, khi tiến hành hút thai an toàn tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đảm bảo thì chỉ sau khoảng 2 tuần cho đến 1 tháng thì chức năng của buồng trứng sẽ bắt đầu hoạt động trở lại bình thường, niêm mạc tử cung có thời gian để tái tạo, trứng bắt đầu phóng noãn, chín, rụng và tạo thành kinh nguyệt khi không được thụ tinh.


Sau hút thai lưu bao lâu nên có thai lại? Theo như tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa: thời điểm thích hợp để có thai lại sau khi tiến hành thủ thuật hút thai đó là 3 tháng. Khoảng thời gian này là vừa đủ để cho người bệnh hồi phục sức khỏe, niêm mạc tử cung tái tạo lại bình thường.

Chính vì thế, trong khoảng thời gian sau khi bỏ thai chị em nên lưu ý áp dụng các hình thức tránh thai an toàn để tránh mang thai lại quá sớm.

Quay trở lại trường hợp của bạn Minh Hà, bạn mới tiến hành hút thai lưu nhưng vì bất cẩn mà đã có thai luôn trở lại và đang băn khoăn không biết nên làm gì? Sau đây là tư vấn mà các bác sĩ dành cho bạn.

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Cách đọc kết quả và nguy cơ mắc các bệnh Triple test

Tất cả các thai phụ đều có thể làm xét nghiệm triple test, nhưng với những thai phụ sau, thường được bác sỹ tư vấn nên làm xét nghiệm Triple test:

Mang thai trong khoảng từ 35 tuổi trở lên.

Sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất kích thích trong thời gian mang bầu.

Thai phụ có tiền sử gia đình bị dị tật bào thai.

Mắc triệu chứng tiểu đường.

Mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai.

Tiếp xúc với chất phóng xạ.

Cách đọc kết quả và nguy cơ mắc các bệnh


Cách đọc kết quả dựa trên cách đánh giá hàm lượng cao hay thấp cuar AFP, Hcg, và estriol:

Hàm lượng AFP cao cho biết thai nhi có nguy cơ thiếu một phần não hoặc mắc khuyết tật ống thần kinh.

Hàm lượng AFP thấp cho biết những bất thường về Hcg và estriol cho biết bào thai mắc hội chứng Edward và các bất thường về di truyền.

Ngoài ra làm xét nghiệm Triple test có thể nhận biết được mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai.

Xét nghiệm Triple test có thể nhận biết được mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai

Lưu ý:

Kết quả xét nghiệm nipt là gì đôi khi chỉ mang tính chất tương đối. Vì có những trường hợp thai nhi dương tính với dị tật bẩm sinh nhưng khi sinh ra thì cơ thể hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh.

Vì vậy, sau khi làm xét nghiệm Triple test cho kết dương tính với dị tật bẩm sinh, thai phụ hãy tham khảo với bác sĩ có nên làm thủ thuật “chọc dò ối” để cho kết quả chính xác hay không?

Vì thế, khi có kết quả triple test, bạn cũng đừng lo lắng quá làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai phụ.

Ý nghĩa chỉ số và phương pháp xét nghiệm triple test

Triple test là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện nguy cơ thai nhi có mắc hội chứng down, edward hoặc dị tật của thai kỳ.

Xét nghiệm trước sinh bằng phương pháp triple test

làm xét nghiệm triple test được thực hiện bằng cách đo lượng β-HCG (beta – human chorionic gonadottropin), AFC (alpha fetoprotein) và estriol không liên hợp uE3 (unconjugated estriol) trong máu thai phụ, và được tính toán cùng với chiều cao, cân nặng của mẹ bầu và tuổi thai, … nhờ phần mền chuyên dụng để đánh giá nguy cơ mắc các hội chứng Edward, Down hoặc dị tật ống thần kinh của thai kỳ. Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.


Tìm hiểu 3 chỉ số

AFP (alpha – fetoprotein) là protein được sản xuất từ núi loãng hoàng, các tế bào gan chưa được biệt hóa và đường tiêu hóa của thai.

β –HCG là một loại hormone được sản xuất trong nhau thai và sau đó bởi lớp hợp bào lá nuôi của nhau thai.

ue3 là hormone estriol dạng tự do được sản xuất bới cả nhau thai và bao thai.

Cách tiến hành

Xét nghiệm quy trình sàng lọc trước sinh thường được tiến hành trong khoảng từ tuần 15 – 20 của thai kỳ, bằng phương pháp phân tích mẫu máu của người mẹ, do đó nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Ngoài dựa trên kết quả xét nghiệm bằng mẫu máu của người mẹ thì các nguy cơ dị tật bào thai còn được định lượng trên các yếu tố như độ tuổi người mẹ, cân nặng, triệu chứng tiểu đường hoặc những bất thường về gen của người mẹ…

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Bà bầu nằm ngửa tăng nguy cơ hỏng thai

Một nghiên cứu kéo dài 5 năm vừa phát hiện những chị em nằm ngửa khi ngủ thì có nguy cơ thai chết non tăng gấp 6 lần.

Công trình của các nhà khoa học Australia có tên gọi Sydney Stillbirth Study, đã tìm hiểu thai kỳ của 295 phụ nữ tại 8 bệnh viện trên khắp nước này.


Sau 5 năm, họ tìm thấy những chị em nằm ngửa khi ngủ thì có nguy cơ thai bị chết non (tử vong sau 24 tuần tuổi) cao gấp 6 lần so với những người khác.


Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Adrienne Gordon, từ Bệnh viện Royal Prince Alfred ở Sydney cho biết những khảo sát trước kia đã phỏng đoán rằng việc nằm lâu trong tư thế này hạn chế cung cấp máu đến thai nhi. Các bác sĩ cũng tin rằng ngủ nghiêng về bên phải hoặc nằm ngửa làm giảm lượng máu chảy qua một tĩnh mạch chính từ chân tới tim, ảnh hưởng đến việc cung cấp cho tử cung.

Tuy vậy, Gordon cũng bổ sung thêm rằng chị em đang mang bầu không nên quá sợ hãi nếu đôi khi họ ngủ trong tư thế nằm ngửa.

Theo một khảo sát trước đây, 3/4 số phụ nữ có bầu dành hầu hết thời gian ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái – cao hơn tỷ lệ ở phụ nữ không mang bầu. Điều này có thể là một bản năng để chọn tư thế tốt nhất cho thai nhi.


Ngoài tư thế ngủ, các yếu tố nguy cơ khác gây thai chết non bao gồm tần suất cử động của bé và kích thước thai theo độ tuổi. “Hiện tượng bé giảm cử động có liên quan đến tình trạng thai lưu. Ngược lại, với những thai kỳ sống khỏe, các bé sẽ cử động ngày càng nhiều hơn và mạnh hơn ở giai đoạn cuối thai kỳ”, tiến sĩ Gordon cho biết.

Tuy vậy, một số chuyên gia khác cho rằng khảo sát được thực hiện trên số ít thai phụ, do vậy khó có thể nói mối liên hệ giữa tư thế ngủ và hiện tượng thai chết non là chính xác. Ngoài ra, họ cũng nhất trí rằng chị em nên đi kiểm tra ngay khi thấy bé ít cử động hơn.

Tư thế nằm ngủ của mẹ bầu như thế nào là tốt?

Trong ba tháng đầu

Bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể nên bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì bà bầu nên thay đổi bởi đây không phải là tư thế mang đến giấc ngủ ngon.

Trong ba tháng giữa

Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.

ba-bau-nam-nghieng-ben-phai-co-sao-khong

Trong ba tháng cuối

Tư thế nằm của bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Trong những tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề.


Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và đắp chăn làm từ sợi nhân tạo, đặc biệt khi ngủ phải có màn. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon, có lợi cho sức khỏe.

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Các hội chứng mắc phải do đột biến Hearing Loss

Hội chứng Bart-Pumphrey

Ít nhất hai đột biến gen GJB2 đã được xác định ở những người có hội chứng Bart-Pumphrey. Đột biến làm thay thế protein building block glycine bằng serine ở vị trí protein 59 (Gly59Ser or G59S) hoặc thay thế asparagine bằng lysine ở vị trí protein 54. Protein thay đổi có thể làm gián đoạn chức năng của connexin bình thường 26 trong tế bào. Sự gián đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của da và cũng làm giảm thính giác bằng cách làm rối loạn chuyển đổi sóng âm thanh thành các xung thần kinh.

Hội chứng Bart-Pumphrey – Móng tay bị đổi màu trắng, da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân bị dày lên, nổi mụn cóc trên khớp ngón tay, khớp ngón chân và mất thính giác.

Hystrix-like ichthyosis with deafness (HID)

Ít nhất việc sàng lọc trước sinh không xâm lấn một đột biến gen GJB2 đã được xác định ở những người bị mắc hội chứng hystrix-like ichthyosis with deafness (HID). Đột biến này thay thế axit aspartic bằng asparagin ở vị trí protein 50, được viết là Asp50Asn hoặc D50N. Sự đột biến được cho là dẫn đến các kênh liên tục làm rò rỉ các ion, làm suy yếu sức khỏe của tế bào và làm tăng tế bào chết. Cái chết của các tế bào trong da và tai trong có thể là dấu hiệu và triệu chứng của HID.

Hystrix-like ichthyosis with deafness (HID) – Da khô, có vảy và mất thính giác rất nặng. Lớp vảy da tạo ra có thể rất dày và có gai. Trẻ sơ sinh với HID thường phát triển da đỏ, những bất thường về d sẽ trở nên xấu đi theo thời gian và cuối cùng là cảm giác ngứa khắp cơ thể. Trong trường hợp nặng, bệnh rất dễ hình thành các vết nứt trên da gây nhiễm trùng và đe dọa đến tính mạng và nặng hơn nữa là có thể gây ra bệnh ung thư da hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy.

Hearing loss

Các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 100 đột biến gen GJB2 có thể gây mất thính giác không hội chứng. Các đột biến trong gen này có thể gây ra hai dạng mất thính lực không hội chứng: DFNB1 và ​​DFNA3.

DFNB1 à biểu hiện kiểu hình của gen lặn nằm trên NST thường, cả hai bản sao của gen GJB2 bị đột biến trong mỗi tế bào. Biểu hiện ngay vào những năm đầu đời của trẻ và không trở nên nặng hơn theo thời gian. Một số đột biến khiến DFNB1 xóa hoặc chèn các cấu trúc DNA (các cặp base) bên trong hoặc gần gen GJB2. Đối với người Bắc Âu, đột biến xóa cặp base ở vị trí 35 – 35delG chiếm đa số. Đối với người châu Á, đột biến xảy ra thường xuyên là xóa cặp base ở vị trí 235 – 235delC. Trong số những người có tổ tiên Do Thái Đông Âu (Ashkenazi), việc xóa một cặp base duy nhất ở vị trí 167 (167delT) là một đột biến phổ biến.

à Các đột biến này sẽ làm dẫn đến tình trạng “mất chức năng” vì chúng làm cho protein conexin 26 bị thay đổi hoặc bất hoạt à điều này có vẻ làm gián đoạn quá trình lắp ráp hoặc chức năng của các mối nối khoảng cách. Ở tai trong, các khe hở bất thường hoặc thiếu hụt có thể làm thay đổi mức ion kali, có thể ảnh hưởng đến chức năng và sự tồn tại của các tế bào cần thiết cho thính giác.

DFNA3 biểu hiện kiểu hình của gen trội nằm trên NST thường, có nghĩa là chỉ có một bản sao đột biến của gen GJB2 trong mỗi tế bào là đủ để gây ra tình trạng này. Bệnh có thể xảy ra trước hoặc sau khi trẻ biết nói và sẽ nặng hơn theo thời gian.

à Các đột biến gen GJB2 khiến DFNA3 thay thế một amino acid trong connexin 26 bằng một amino acid không chính xác. Những đột biến này được mô tả là “âm tính trội”, có nghĩa là chúng dẫn đến một phiên bản bất thường của connexin 26 ngăn cản sự hình thành của bất kỳ mối nối khoảng cách chức năng nào. Sự vắng mặt của các kênh này có thể ảnh hưởng đến chức năng và sự tồn tại của các tế bào tai trong – đó là điều cần thiết cho thính giác.

Keratoderma palmoplantar

Có ít nhất 9 đột biến gen GJB2 đã được xác định ở những người bị bệnh keratoderma palmoplantar, một tình trạng đặc trưng bởi mất thính giác và da dày bất thường trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các đột biến gen GJB2 gây ra tình trạng này thay đổi các axit amin đơn trong connexin 26. Protein bị biến đổi có thể làm gián đoạn chức năng của connexin bình thường 26 trong tế bào và có thể ảnh hưởng đến chức năng của các protein connexin khác. Sự gián đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của da và cũng làm giảm thính giác bằng cách làm rối loạn chuyển đổi sóng âm thanh thành các xung thần kinh.


Hội chứng Vohwinkel

Ít nhất ba đột biến gen GJB2 - một hội chứng edwards là gì đã được xác định ở những người mắc hội chứng Vohwinkel, một tình trạng đặc trưng bởi mất thính lực và bất thường về da. Ngoài các mảng da bất thường, người bệnh phát triển các dải xơ bất thường xung quanh ngón tay và ngón chân, có thể cản trở quá trình lưu thông và dẫn đến phẫu thuật cắt bỏ. Các đột biến gen GJB2 gây hội chứng Vohwinkel thay đổi các axit amin đơn trong connexin 26. Protein bị biến đổi có thể phá vỡ chức năng của connexin 26 bình thường trong tế bào và có thể ảnh hưởng đến chức năng của các protein khác của connexin. Những bất thường này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của da và cũng làm giảm khả năng nghe bằng cách làm rối loạn chuyển đổi sóng âm sang xung thần kinh.

Erythrokeratodermia variabilis et progressiva (EKVP)

Ít nhất 10 đột biến gen GJB3 đã được xác định ở những người bị erythrokeratodermia variabilis et progressiva (EKVP), một chứng rối loạn da đặc trưng bởi các vùng bị tăng sừng, là da dày bất thường và các mảng đỏ tạm thời được gọi là vùng ban hồng. Mỗi nghiên cứu cho thấy rằng protein bất thường có thể tích tụ trong lưới nội chất (ER), gây ra một quá trình có hại gọi là stress ER. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng ER gây tổn thương và dẫn đến cái chết sớm của các tế bào trong lớp biểu bì. Cái chết tế bào này dẫn đến tình trạng viêm da, điều này dường như làm nền tảng cho sự phát triển của các vùng hồng ban.

Những nguyên nhân làm sai lệch kết quả NIPT

Những nguyên nhân làm sai lệch kết quả nipt là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Tìm thấy cffDNA và tế bào thai nhi nguyên vẹn trong máu mẹ, tế bào thai nhi nguyên vẹn có thể được tìm thấy trong máu mẹ nhiều năm sau khi sinh, trong khi cff DNA không được tìm thấy vài giờ sau sinh nên cffDNA được chọn làm vật liệu để thực hiện NIPT. cffDNA có thể được phát hiện trong huyết tương của mẹ sớm nhất là 5–7 tuần; tuy nhiên, kết quả thử nghiệm chính xác hơn sau 10 tuần vì lượng cffDNA tăng theo thời gian. Phần lớn DNA tự do lưu thông trong máu của người mẹ có nguồn gốc từ mẹ; chỉ có khoảng 10-15% là có nguồn gốc từ bào thai [1], tuy nhiên, có một số trường hợp âm tính giả và dương tính giả. Kết quả sai có thể có nguồn gốc sinh học cũng như kỹ thuật , cụ thể là:


– Hầu hết cffDNA trong máu mẹ không được dẫn xuất trực tiếp từ thai nhi mà từ các tế bào của nhau thai có nguồn gốc từ tế bào cytotrophoblast, không phải lúc nào DNA của tế bào nhau thai cũng đồng nhất với DNA của thai nhi thực sự [2].


– Trọng lượng của mẹ ảnh hưởng đến thai nhi, từ đó có thể gây sai lệch kết quả NIPT. Tăng cân mẹ có liên quan đến việc giảm tỷ lệ DNA của thai nhi [1].

– Thể khảm nhau thai (Confined Placental Mosaicism- CPM) – Nhiễm sắc thể của nhau thai và thai nhi giống nhau vì đều phát triển từ cùng 1 hợp tử nhưng cũng có một số trường hợp do quá trình phân chia tế bào trong nhau thai gặp vấn đề dẫn tới nhiễm sắc thể của thai nhi và nhau thai khác nhau. Sự bất thương nhiễm sắc thể xảy ra trong nhau thai nhưng không xảy ra trong bào thai [3]

– Thể khảm NST mẹ (maternal chromosomal mosaicism) [3]

– Mẹ bị khối u [3]

– Thay đổi số lượng bản sao ( maternal copy number variation) – các phần của bộ gen bị lặp lại [3]